Bạc hà (Peppermint) - Loài cây đậm chất tình cảm gắn kết bền lâu

himalaya
Th 7 15/01/2022
Nội dung bài viết

Cây bạc hà là một loại cây thân thảo có hương vị đặc trưng và rất được ưa chuộng trong nhiều món ăn và đồ uống khác nhau. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, cây bạc hà còn có nhiều đặc tính hữu ích cho sức khỏe và làm đẹp. Với những lá bạc hà mát lành và thơm ngát, cây bạc hà đã trở thành một nguồn cảm hứng không thể thiếu cho nhiều người trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Himalaya tìm hiểu thêm về cây bạc hà và những điều thú vị mà nó mang lại qua những dòng chữ dưới đây.

Cây bạc hà là gì?

  • Cây bạc hà còn có tên gọi khác là Nam bạc hà hay thạch bạc hà (họ thực vật: Lamiaceae). 
  • Đặc trưng hình thái: Có mùi hương thơm mát. Rễ mọc ngang với mặt đất. Lá mọc đối xứng. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, hình môi, cho hạt màu tím nâu đậm.
  • Phân bố: Có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải châu Âu và dải Tây Á, hiện nay đã được trồng phổ biến.

cây bạc hà

Đặc điểm cây bạc hà

  • Cây bạc hà là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo, sống lâu năm. 
  • Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặc tím tía.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, cuống ngắn, mép lá khía răng đều. 
  • Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. 
  • Đài hình chuông có 5 răng đều nhau, tràng có ống ngắn, phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong, 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. 
  • Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu.

Công dụng cây bạc hà

Cây Bạc Hà có mùi hương dễ chịu với tác dụng diệt và kháng vi khuẩn mạnh, có thể phòng chống một số bệnh như cảm cúm virut, làm tươi mới không khí xung quanh. Bạc hà còn là một trong những loại thảo dược rất tốt, rất phù hợp đặt ở văn phòng, công sở giúp tăng sự tập trung, tạo sự thoải mái và phòng chống bệnh thường gặp:

  • Bệnh đen thân: Chủ yếu phát sinh vào thời kỳ nảy mầm, trong thời gian phát bệnh phun dung dịch Chlorthalonil 70% hoặc Benomyl 40%.
  • Bệnh septoria: Lập tức loại bỏ các lá bị bệnh và phun hỗn hợp Bordeaux pha loãng với nước tỷ lệ 1:120. Để trị bệnh rỉ, trong thời kỳ đầu phát bệnh, nên phun dung dịch Triadimefon 15% WP pha loãng với tỷ lệ 1 : 1000 hoặc dung dịch Benomyl 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 800.

cây bạc hà

Tác dụng dược lý của bạc hà

  • Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học).
  • Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
  • Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

cây bạc hà

  • Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Với những thông tin về cây bạc hà và ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày, ta có thể thấy rằng cây bạc hà không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho sức khỏe và làm đẹp. 

Từ những lá bạc hà thơm ngát, ta có thể tạo ra những món ăn ngon miệng, đồ uống sảng khoái và cả những sản phẩm làm đẹp tự nhiên. Với những lợi ích đa dạng và cảm nhận thú vị từ cây bạc hà, chúng ta có thể thấy rằng đôi khi những điều đơn giản và gần gũi nhất lại mang lại những giá trị vô giá đối với cuộc sống của chúng ta.

ThemeSyntaxError
Nội dung bài viết