Cần làm gì để bắt đầu hành trình tự chữa lành cho chính mình?

Trần Thị Tiến
Th 5 21/03/2024
Nội dung bài viết

Trong chúng ta ai cũng có những tổn thương, sang chấn về tâm lý – đó là một phần của cuộc sống. Tổn thương tâm lý có thể xảy ra khi ta còn nhỏ hoặc thậm chí khi ta đã trưởng thành. Tuy nhiên, hãy tin rằng ta không đơn độc trên hành trình chữa lành của mình. Ít nhất thì sẽ luôn có Himalaya đồng hành cùng bạn.

Chữa lành là gì?

Chữa lành là quay về với chính mình, kết nối với bên trong, với bản thể nội tâm. Khi ai đó không còn cảm thấy hạnh phúc, bỗng thấy muộn phiền, chơi vơi và cuộc sống bỗng trở nên vô nghĩa, đó là lúc họ cần chữa lành. 

Chữa lành đưa con người ta về đối diện với chính mình, chuyển hoá những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực hỗn độn bên trong. Việc này không dễ dàng gì. Nhưng khi đạt được, sự mãn nguyện, bình an từ bên trong tự nó sẽ sản sinh ra nội tiết tố hạnh phúc giúp ta đón nhận và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

Các phương pháp chữa lành vết thương tâm hồn

Thiền định hằng ngày

Khi nói đến thiền, nhiều bạn có suy nghĩ đây là việc khó làm, chỉ có những người đắc đạo thì mới thiền được. Người thường làm cách nào để đầu óc trống rỗng, có thể ngồi mà không suy nghĩ gì? Hoặc quá chú trọng vào hình thức phải ngồi khoanh chân, bán già, kiết già…

Bản chất thiền không phải là ngồi bó gối một chỗ, càng không phải là loại bỏ hết mọi suy nghĩ trong đầu mà là tập trung vào hơi thở, quan sát những suy nghĩ đến và đi trong đầu. Khi chúng ta nhận ra chúng ta đang bị những suy nghĩ dẫn dắt thì chúng ta dừng lại, quay về chính giây phút hiện tại, là chúng ta đang ở đây, hiện diện ngay lúc này, là hít vào và thở ra. Như giáo viên tâm linh người đức Eckhart Tolle từng viết : “Hít thở (hít vào – thở ra) một cách có nhận thức chính là sự Thiền định".

Vậy nên, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, đi đứng nằm ngồi, làm việc hay thư giãn, mỗi khi bạn hít thở một cách có nhận thức thì đều là thiền. Vì thế không cần phải chờ đến khi rảnh rỗi, không cần phải đợi đến khi về già, mà chúng ta có thể hành thiền mỗi ngày.

Thiền định giúp chúng ta an trú ở thực tại “Tôi ở đây, ngay lúc này,” là để chúng ta quay về bên trong, với con người nguyên bản của mình – chính là tình yêu và ánh sáng.

Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh vai trò của thiền định tác động tích cực đến sức khỏe khi giúp tăng khả năng chịu đựng các cơn đau, làm giảm căng thẳng, trầm cảm và lo âu rất hiệu quả.

Giữ thói quen vận động thường xuyên

Mặc dù những cơn đau có thể làm bạn ngại tập thể dục, ngại tập luyện thể thao. Nhưng trên thực tế, việc duy trì tập luyện thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng chức năng hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể. 

Tập thể dục có thể giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn và cải thiện tâm trạng. Những điều này đều có ích trong việc giúp bạn giảm những đau và khôi phục sự cân bằng.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập cường độ thấp như: Yoga, đi bộ, bơi lội, khí công hay thái cực quyền.

Tạo cho mình một sở thích 

Ngoài việc cải thiện tâm trạng của chúng ta, âm nhạc hay viết lách cũng là một trong những liệu pháp chữa lành đáng để thử. Trong đó viết chữa lành sẽ giúp bạn thể hiện những dòng suy tưởng miên man, tự trấn an tinh thần hiệu quả. Còn âm nhạc khi khi xuất hiện đến nay luôn là món ăn tinh thần giúp chữa lành, dưỡng sinh và tìm lại cân bằng cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tìm đến cho bạn những thú vui khác nhau như việc thưởng nến, hương thơm nhẹ nhàng của nến đưa ta đến những vùng trời êm dịu, tạm gạt đi những đau khổ ở hiện tại. 

Bạn thân mến, chìa khóa cho sự tự chữa lành tâm hồn đó là thay đổi cách suy nghĩ của mình, sẵn sàng giải tỏa những tức giận và sẵn sàng tha thứ. Sống khỏe mạnh và đủ đầy trong mọi khía cạnh của cuộc đời là quyền năng mà mỗi chúng ta đều có. 

Hãy đón nhận quyền năng này ngay trong giây phút hiện tại bạn nhé. Và cuối cùng, Himalaya chúc bạn một cuộc sống đủ đầy, khỏe mạnh, bình an như những gì bạn xứng đáng nhận được

 
ThemeSyntaxError
Nội dung bài viết